Cần
thiết xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm
PV:
Thưa PGS, việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm có vai trò quan trọng
như thế nào trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GD&ĐT ở nước ta hiện nay?
PGS.TS
Thái Văn Thành:
Như các bạn đã biết, sự bùng nổ tri thức,
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay đã đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục ở các quốc gia trên thế giới. Kinh tế tri
thức với tư cách yếu tố cốt yếu quyết định sự thành bại của tất cả các quốc
gia, dân tộc, các tổ chức, và mỗi cá nhân đã buộc tất cả các quốc gia đặt chiến
lược con người lên những mục tiêu hàng đầu, trong đó đặc biệt coi trọng đổi mới
GD&ĐT, coi đó là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển của mỗi quốc
gia.
Đối với Việt
Nam, sự phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra cho
toàn xã hội, mà trước hết là cho hệ thống giáo dục, nhiệm vụ đào tạo những con
người năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh nhạy
với biến đổi không ngừng của cuộc sống và
có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực để đưa đất nước phát triển, hội nhập
toàn cầu trong bối cảnh mới. Trong đó, đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết
định.
Chính vì vậy, để có được đội ngũ nhà giáo đủ
năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới, xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm đủ về
số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu thực sự trở thành cấp bách.
PV:
Vậy thực trạng xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng
viên sư phạm có ý nghĩa như thế nào?
PGS.TS
Thái Văn Thành:
Trong những năm vừa qua, việc xây dựng
quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên sư phạm đã có những chuyển
biến và đạt được những kết quả nhất định. Dù chưa có nhiều công trình đánh giá
một cách đầy đủ về thực trạng đội ngũ giảng viên sư phạm, tuy nhiên, có thể nhận
định đội ngũ giảng viên sư phạm ở nước ta cơ bản được đào tạo, bồi dưỡng và tuyển
chọn kỹ lưỡng, có kiến thức sâu rộng, có nhiều đóng góp trong việc đào tạo các
thế hệ nhà giáo trong hơn 60 năm qua. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên sư phạm ở
nước ta hiện nay đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tế, đặc
biệt trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Trong bối cảnh
đó, xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm có ý nghĩa quan trọng, quyết
định đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên sư phạm. Chuẩn nghề nghiệp giảng
viên sư phạm là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương
trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên sư phạm ở các cơ sở đào tạo giáo viên; làm
căn cứ để giảng viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp bản thân, từ đó có kế hoạch
tự bồi dưỡng, phát triển bản thân; là cơ sở để đánh giá các điều kiện đảm bảo chất
lượng và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên, đồng thời là cơ sở
tham khảo trong xây dựng chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Chuẩn
nghề nghiệp giảng viên sư phạm góp phần phát triển đội ngũ giảng viên sư phạm
PV:
Quá trình xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm trong thời gian qua đã được Bộ
GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo như thế nào, thưa PGS?
PGS.TS
Thái Văn Thành:
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hàng Trung ương khoa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại học trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã xác định
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong các nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm và chủ yếu, trong đó xây dựng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo
nói chung, chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm nói riêng được xem là một khâu
quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ và giải pháp.
Trên thế giới,
các tiêu chuẩn cho giảng viên đã được quan tâm trong các nghiên cứu về chính
sách giáo dục và được tranh luận công khai ở Úc, Anh, Mỹ từ giữa những năm
1990. Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta
đã được Bộ GD&ĐT giao cho các nhà khoa học sư phạm có uy tín trong nước tổ
chức nghiên cứu xây dựng trên cơ sở đã nghiên cứu kinh nghiệm từ việc xây dựng
chuẩn nghề nghiệp giảng viên và giảng viên sư phạm của các nước có nền giáo dục
đại học tiên tiến trên thế giới như Trung Quốc, Úc, Scotland, Mỹ và đúc rút kinh
nghiệm xây dựng chuẩn hiệu trưởng, giáo viên phổ thông của Việt Nam trước đó.
Trường Đại học
Vinh, một trong các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên chủ chốt đã được Bộ
GD&ĐT giao nhiệm vụ tham gia xây dựng Chuẩn, góp ý cho dự thảo Chuẩn, chúng
tôi nhận thấy:
Chuẩn giảng
viên sư phạm được Bộ GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu khá công
phu với sự chủ trì của Trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên và sự tham gia của 08 cơ
sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên chủ chốt của cả nước (Trường ĐHSP Hà Nội
1, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Trường ĐHSP Thái Nguyên, Trường Đại học Vinh, Trường ĐHSP
Huế, Trường ĐHSP Đà Nẵng, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Quản lý giáo
dục), kêt quả nghiên cứu xây
dựng Chuẩn đã được một Hội đồng khoa học độc lập đánh giá, thông qua sau khi gửi
xin ý kiến góp ý của các chuyên gia giáo dục, các bên liên quan và thảo luận,
góp ý nhiều lần tại nhiều kỳ Hội thảo về Chuẩn giảng viên sư phạm được Bộ GD&ĐT
và các trường ĐHSP chủ chốt tổ chức.
Sau mỗi lần được góp ý, Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm tiếp tục được
chỉnh sửa, bổ sung cho hợp lý, phù hợp với chuẩn của Việt Nam. Gần đây nhất,
Dự thảo Chuẩn đã được tổ chức đánh giá thử ở giảng viên sư phạm của 08 cơ
sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên chủ chốt của cả nước đã nêu ở trên. Sau đánh giá thử, Chuẩn tiếp tục được gọt
dũa hơn, cụ thể hơn. Qua đánh giá thử, mỗi giảng viên được tham gia đánh giá thử
đều đã xác định được ý nghĩa, mục đích của Chuẩn và cho rằng giảng viên sư phạm
có thể bám theo Chuẩn để tự phát triển nghề nghiệp bản thân.
Dự thảo Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm được xây dựng gồm 5 tiêu chuẩn
và 18 tiêu chí, đó là các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, lối sống của giảng
viên; năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên; năng lực nghiên cứu khoa học
của giảng viên; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ của giảng viên và
năng lực phát triển quan hệ xã hội của giảng viên.
PV: Xin PGS cho biết khái quát một số ưu điểm của Dự thảo Chuẩn giảng viên
sư phạm.
PGS.TS
Thái Văn Thành:
Dự thảo Chuẩn giảng viên sư phạm được xây dựng khoa học, công phu với sự
tham dự, đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan gồm các nhà khoa học, các
giảng viên sư phạm, các nhà quản lý giáo dục, các sinh viên, cựu sinh viên,… Dự
thảo Chuẩn đã vừa thể hiện tính hiện đại khi đúc rút được các kinh nghiệm xây
dựng chuẩn của các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến, vừa cụ thể hóa tiêu chuẩn cần có, hiện thị những tiêu chí về năng lực đặc
trưng sư phạm mà các giảng viên sư phạm của Việt Nam cần có. Cụ thể:
- Thứ nhất, phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là môt các yếu tố quan trọng tạo
nên nhân cách của nhà giáo nói chung, các giảng viên nói riêng. Ngày nay, trong
quá trình đổi mới và hội nhập, đội ngũ các nhà giáo trong đó có các giảng viên
sư phạm đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt với rất nhiều thách
thức từ yêu cầu của xã hội luôn thay đổi và các nhà trường, với những yêu cầu
cao cả về năng lực chuyên môn cũng như sự hoàn thiện nhân cách đáp ứng những
chuẩn mực đạo đức của nghề giáo. Theo đó giảng viên cần gương mẫu trong việc chấp
hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; yêu nghề, gắn bó,
tận tụy với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của nhà giáo; thương yêu
tôn trọng và đối xử công bằng với sinh viên; đoàn kết công tác, luôn giúp đỡ đồng
nghiệp; có lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực, phong cách làm việc khoa học.
- Thứ
hai, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của giảng viên sư phạm và bối cảnh đổi
mới giáo dục và đào tạo trong nước, quốc tế, người giảng viên sư phạm tới đây
cần phải có các năng lực gồm: năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực đánh giá kết quả học tập của người học, năng lực
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, năng lực phát triển môi trường học tập,
rèn luyện cho sinh viên, năng lực giáo dục và tư vấn giáo dục, năng lực tìm hiểu
sự phát triển của người học sau khi tốt nghiệp, năng lực phát triển chương
trình đào tạo, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học chuyên ngành,
năng lực làm việc trong môi trường quốc tế hóa, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực hợp tác với các
bên liên quan, hợp tác với cộng đồng để phát triển cộng đồng.
Dự thảo Chuẩn giảng viên sư phạm đã
nghiên cứu một cách toàn diện các năng lực cần có của giảng viên sư phạm và đã
mô tả chi tiết, lượng hóa cụ thể, tường minh để có thể đo và đánh giá được.
- Thứ ba, phát triển năng lực giảng
viên sư phạm là một quá trình thường xuyên liên tục, giảng viên sư phạm phải
thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sông; tự học, bồi dưỡng phát triển
chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng được các yêu cầu của quá trình đổi
mới. Nhằm khuyến khích giảng viên sư phạm phát triển bản thân, Dự thảo Chuẩn
nghề nghiệp giảng viên sư phạm được xây dựng theo tiếp cận phát triển năng lực
giảng viên sư phạm với 3 mức độ năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm.
Đặc biệt, ở yêu cầu mức 3 là giảng viên có kiến thức thực tế và lý thuyết
tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng
hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có
kỹ năng tư tuy, nghiên cứu độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền
bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc tế trong quản lý, điều
hành hoạt động chuyên môn; khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học
mang tính chuyên gia.
- Thứ tư, các tiêu chí trong dự
thảo Chuẩn cũng có giao thoa với các chuẩn giáo viên, chuẩn Hiệu trưởng phổ
thông đã ban hành trước đó với tinh thần là đồng trục, đồng hướng và chất lượng.
- Thứ năm, về góc độ quản lý, Chuẩn giảng viên sư phạm là công cụ giúp
cho các nhà quản lý thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành, đánh giá
và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
PV: Nhân dịp năm mới, PGS có mong muốn và đề xuất gì cho dự thảo Chuẩn giảng
viên sư phạm?
PGS.TS
Thái Văn Thành:
Có thể nói rằng dự thảo Chuẩn giảng
viên sư phạm đã thể hiện khá đầy đủ
những tiêu chí, được mô tả rất cụ thể để làm rõ được đặc trưng sư phạm mà bộ
chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm của Việt Nam cần có. Dự thảo Chuẩn đã xuất
phát từ việc chuẩn hóa các chức năng, nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp đặc thù của
người giảng viên. Các tiêu chuẩn và tiêu chí tập trung làm rõ năng lực của người
giảng viên sư phạm ở các hoạt động: giảng dạy; đánh gia kết quả dạy học; phát
triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; nghiên cứu khoa học, hướng dẫn,
hỗ trợ, tư vấn người học; xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu; tự bồi dưỡng
và phát triển bản thân; hợp tác với cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên.
Chúng tôi hy vọng
dự thảo Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm sớm được thông qua và văn bản hoá
để Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn, triển khai trên cả nước, góp phần phát triển đội
ngũ giảng viên sư phạm.
Trân
trọng cảm ơn PGS. TS Thái Văn Thành về cuộc trao đổi này!
Việt Hoa (Báo Giáo dục và Thời đại)