ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LẦN THỨ XXXII Nghệ An, ngày 03 tháng 06
năm 2020
*
Số 01-NQ/ĐH
NGHỊ
QUYẾT
Đại
hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XXXII,
nhiệm
kỳ 2020 - 2025
-----
Đại hội đại biểu
Đảng bộ Trường Đại học Vinh lần thứ XXXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, được tổ chức trong
các ngày 02 và 03/06/2020 với sự tham gia của 221 đại biểu chính thức đại diện
cho bản lĩnh, trí tuệ của hơn 900 đảng viên đến từ 50 đảng bộ bộ phận, chi bộ
trong toàn Đảng bộ.
Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần "Dân chủ - Kỷ cương - Hợp tác - Sáng tạo - Phát
triển", theo đúng quy định của Điều lệ Đảng,
hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, Đại hội đã thảo luận và thống nhất:
QUYẾT NGHỊ
I. Thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
Trường khóa XXXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 trình Đại hội.
1. Đánh
giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ
XXXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Đại hội khẳng định, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và
đào tạo, đẩy mạnh tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình xã hội, xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Đảng bộ Nhà
trường và cán bộ, đảng viên, người học toàn Trường đã kịp thời nắm bắt thời cơ,
thuận lợi; nỗ lực khắc phục khó khăn; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, có các
quyết sách đúng đắn, kịp thời, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn; tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra, trong
đó có nhiều chỉ tiêu vượt, một số lĩnh vực công tác có kết quả nổi bật.
Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Trường đã
thông qua định hướng và xây dựng kế hoạch chiến lược, các chương trình, đề án
lớn của Nhà trường đảm bảo tính khả thi. Hệ thống văn bản phục vụ công tác lãnh
đạo, quản trị và quản lý được hoàn thiện. Các hoạt động của Nhà trường được
thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, nhất là công tác tổ chức, cán bộ, kế
hoạch, tài chính... Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được coi trọng. Công
tác xây dựng Đảng được quan tâm. Cơ cấu tổ chức được tái cấu trúc, sắp xếp phù
hợp với quy mô và sự phát triển của Nhà trường trong giai đoạn mới. Triển khai
thực hiện chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hoạt động nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động hợp
tác quốc tế được mở rộng. Cơ sở vật chất, thiết bị và công tác tài chính tiếp
tục có sự phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, đảng viên, học
sinh, sinh viên, học viên không ngừng được nâng lên. An ninh, trật tự an toàn
trong Nhà trường được đảm bảo. Vị thế của Nhà trường trong hệ thống giáo dục
đại học tiếp tục được khẳng định: Trường là 1 trong 8 trường được tham gia thực
hiện Chương trình ETEP; là đơn vị thứ 9 trong cả nước được công nhận đủ điều
kiện tổ chức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ; là thành viên liên kết của Mạng
lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN, thành viên chính thức của
Hiệp hội CDIO quốc tế. Năm 2020, theo Tổ chức xếp hạng các trường đại học trên
thế giới (CSIC) công bố trên Webometrics, Trường Đại học Vinh được xếp hạng thứ
14 trong các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Đảng bộ, Nhà trường, các đoàn
thể quần chúng cấp Trường và nhiều cán bộ, đảng viên và người học đã được tặng
thưởng các danh hiệu, phần thưởng cao quý, góp phần khẳng định vị thế, uy tín
của Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Những thành tựu đạt
được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 tạo tiền đề quan trọng để toàn Đảng bộ tiếp tục
vượt qua khó khăn, thách thức trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ Nhà trường vẫn còn những tồn tại,
hạn chế cần khắc phục như: Mất cân đối về tuyển sinh hệ chính quy giữa các ngành đào tạo, nhiều ngành chưa đạt chỉ
tiêu. Công tác biên soạn bài giảng, giáo trình chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động
nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của
Trường. Số lượng đề tài, dự án liên kết và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phương và cả nước chưa nhiều. Số công trình công bố quốc tế
thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn còn ở mức thấp.
Việc triển khai các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết hiệu quả chưa cao. Việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ
thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ
An ở một số tổ chức đảng, đơn vị chưa có điểm đột phá, chưa có cách làm mới cả
về nội dung, hình thức, giải pháp. Số cán bộ sử dụng thành thạo
ngoại ngữ trong chuyên môn chưa nhiều. Cơ cấu giảng viên ở một số bộ môn, nhất là cán bộ có
chức danh, học vị thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành đào tạo còn bất cập. Nội dung, hình thức sinh hoạt cấp ủy, sinh
hoạt chi bộ của một số tổ chức đảng chưa đa dạng, nội dung chưa bám hết nhiệm
vụ chính trị được giao, sinh hoạt chuyên đề còn ít. Hoạt động của các đoàn thể chưa có nhiều đổi mới. Công tác thi đua khen
thưởng và phân chia phúc lợi có lúc còn bình quân, chưa gắn với năng lực, đóng
góp thực tế của cán bộ. Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chưa đồng đều ở các cấp, có nơi
chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa và phát huy yếu tố tích cực.
Những tồn
tại, hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là: Mạng
lưới các cơ sở giáo dục đại học toàn quốc còn có sự bất cập, số lượng trường đại học khá nhiều nhưng
nhu cầu học đại học có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo và tỷ lệ
sinh viên có việc làm của một số ngành còn thấp nên ảnh hưởng đến số lượng và
chất lượng tuyển sinh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc nắm tình hình của các tổ chức đảng, đơn vị có lúc, có nơi chưa tốt. Một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý có lúc, có nơi chưa tiên phong, gương mẫu trong công tác; làm việc thiếu chủ động, sáng tạo; chưa hết lòng, hết sức để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tính chiến đấu, nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng của một số tổ chức đảng và đảng viên chưa được phát huy đầy đủ. Trong phê bình còn nể nang, né tránh, ngại va chạm.
2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhiệm vụ 2020 - 2025
2.1. Tầm nhìn chiến
lược, định hướng phát triển và quan điểm chỉ đạo
2.1.1. Tầm nhìn chiến lược
Phát triển
Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ cột của các cơ sở giáo dục đại
học khu vực Bắc Trung Bộ, hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á
2.1.2. Định hướng phát triển
Xây dựng Trường Đại học Vinh thành một cơ sở giáo dục đại học năng động,
sáng tạo, chuyên nghiệp, tự do học thuật trên tinh thần dân chủ, tự chủ, bình
đẳng.
2.1.3. Quan điểm chỉ
đạo
Tăng cường tính tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; phát huy trí
tuệ, sức mạnh của tập thể và cá nhân; tranh thủ sự ủng
hộ của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các địa phương; huy động mọi nguồn lực,
khơi dậy mọi tiềm năng, chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy Nhà
trường phát triển bền vững.
Lấy người học
làm trung tâm. Ưu tiên đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội và phục
vụ cộng đồng, đóng góp đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
Bắc Trung Bộ và cả nước.
2.2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường đổi mới,
hợp tác, sáng tạo; phát triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ
cột của các cơ sở giáo dục đại học khu vực Bắc Trung Bộ, hướng tới xếp hạng tốp
500 đại học hàng đầu châu Á.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Năm 2020: Thành
lập Trường Sư phạm, Trường Kinh tế và Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc
Trường Đại học Vinh; thành lập Trường trực tuyến Đại học Vinh - Vinh University
Cyber School (VUCS).
Đến năm 2023:
Phát triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, có phân hiệu ở khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh và phụ cận.
Đến năm 2025: Nhà
trường đủ các điều kiện cơ bản để xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á.
2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu
2.3.1. Chỉ tiêu về thực hiện nhiệm vụ chính trị, an
ninh, quốc phòng
(1) Mở thêm tối
thiểu 10 ngành, chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học, tối thiểu 2 ngành
đào tạo đại học chất lượng cao. Phát triển tối thiểu 3 chương trình bồi dưỡng
cấp chứng chỉ.
(2) Quy mô tuyển
sinh trình độ đại học hàng năm: 7.000 - 9.000 sinh viên. Quy mô tuyển sinh
trình độ sau đại học hàng năm: 900 - 1.200 học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Quy mô tuyển sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên hàng năm: 350 - 450 học
sinh. Quy mô tuyển sinh Trường Thực hành Sư phạm hàng năm: 450 - 550 trẻ và học
sinh.
(3) Có tối thiểu
18 chương trình đào tạo được kiểm định và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục.
(4) Đến năm
2025, 100% bài giảng bậc đào tạo trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học,
sau đại học có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học theo
tiếp cận năng lực.
(5) Có 90% sinh
viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp sau 1 năm ra Trường, trong đó có tối thiểu
60% làm đúng ngành, chuyên ngành đào tạo.
(6) Tổ chức tối thiểu 3 hội thảo khoa học quốc tế; triển
khai 30 đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ; 10 đề tài/dự
án khoa học và công nghệ cấp tỉnh; 100 đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường.
(7) Có tối thiểu 3 nhóm nghiên cứu
mạnh cấp quốc gia. Đến năm 2025, có một số nhóm nghiên cứu đạt trình độ và kết
quả nghiên cứu ngang tầm khu vực và quốc
tế.
(8) Công bố quốc
tế thuộc danh mục Web of Sciences và Scopus: tăng 15%-25% số lượng bài hàng năm
và đạt mốc 100 bài/năm vào năm 2022.
(9) Nguồn thu của Nhà trường tăng 8% mỗi năm.
Phấn đấu tăng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ.
(10) Hàng năm,
kinh phí chi cho con người không quá 60% tổng chi; chi cho chuyên môn, nghiệp
vụ không dưới 25% tổng chi; tăng tỷ lệ chi cho các hoạt động khoa học và công
nghệ.
(11) Trường
Trung học phổ thông Chuyên xây dựng mô hình giáo dục toàn diện tiệm cận chuẩn
quốc tế và thí điểm tự chủ chi thường xuyên từ năm 2025.
(12) Trường Thực
hành Sư phạm xây dựng mô hình giáo dục toàn diện tiệm cận chuẩn quốc tế và thí
điểm tự chủ chi thường xuyên từ năm 2023.
(13) Thí điểm
thực hiện khoán chi thường xuyên ở Nhà xuất bản.
(14) Nhà trường
đạt cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng ứng phó tốt các nguy cơ về an ninh, trật
tự; đạt kết quả cao trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đảm bảo
tuyệt đối an toàn lao động; làm tốt công tác phòng chống cháy, nổ; bảo vệ an
toàn tài sản, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh.
2.3.2. Chỉ tiêu về công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng
(15) 100% cán
bộ, đảng viên tham gia các đợt nghiên cứu, học tập các chỉ thị, nghị quyết của
Trung ương và tổ chức đảng cấp trên; thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng,
Nhà nước, của Ngành và của Trường.
(16) Xây dựng Bộ
phận truyền thông, công tác truyền thông của Trường Đại học Vinh chuyên nghiệp,
tiên tiến.
2.3. Chỉ tiêu về công tác tổ chức, cán bộ
(17) Thành lập
Trường Sư phạm, Trường Kinh tế và Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc
Trường Đại học Vinh; Trường trực tuyến Đại học Vinh - Vinh University Cyber
School (VUCS).
(18) Thành lập Trung tâm Khảo thí quốc gia thuộc
Trường Đại học Vinh.
(19) Đảm bảo
100% cán bộ lãnh đạo, giảng viên, viên chức đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
(20) Tỷ lệ giảng
viên có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ cán
bộ có chức danh giáo sư, phó giáo sư trên tổng số giảng viên đạt 10 - 15% trở lên, trong
đó 80% trưởng bộ môn phụ trách các chuyên ngành đào tạo sau đại học phải có
chức danh phó giáo sư.
(21) Tối thiểu
60% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công tác
chuyên môn.
(22) Có 100% cán
bộ lãnh đạo, quản lý đạt chuẩn ngoại ngữ theo Nghị quyết số 05-NQ/ĐU ngày 10/10/2019
của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp.
(23) Hàng năm cử 10 - 15 cán bộ đi học trung cấp, cao cấp lý luận
chính trị.
2.3.4. Chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng
(24) Hàng năm
kết nạp được 200 - 230 quần chúng ưu tú vào Đảng.
(25) Tỷ lệ đảng
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt từ 90% trở lên.
(26) Tỷ lệ tổ
chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt từ 90% trở lên, không có tổ chức
đảng không hoàn thành nhiệm vụ.
(27) Hàng năm,
tổ chức tối thiểu 8 cuộc kiểm tra, giám sát theo chuyên đề ở các đảng bộ bộ
phận, chi bộ.
(28) Hàng năm,
Đảng bộ Trường được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An xếp loại hoàn thành tốt nhiệm
vụ trở lên, trong đó có 2 - 3 năm xếp loại xuất sắc; các ban của Đảng ủy Trường
được các ban của Tỉnh ủy Nghệ An xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên,
trong đó có 2 - 3 năm xếp loại xuất sắc.
2.3.5. Chỉ tiêu về xây dựng Nhà trường và các đoàn
thể quần chúng
(29) Phát triển
Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, có phân hiệu ở khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh và phụ cận.
(30)
Nhà trường đủ các điều kiện cơ bản để xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á.
(31) Hàng năm,
Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở
lên.
(32) Hàng năm,
các đoàn thể cấp Trường được cấp trên trực tiếp xếp loại hoàn thành tốt nhiệm
vụ trở lên.
2.4. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
- Mở các ngành và chuyên ngành mới đáp ứng nhu cầu xã
hội. Nâng cao chất lượng các ngành học, bậc học, hệ đào tạo. Hoàn thiện nội
dung, chương trình đào tạo và tổ chức dạy học theo tiếp cận CDIO. Tăng cường xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu tham
khảo có chất lượng phục vụ dạy và
học.
- Phát triển hệ
thống đảm bảo chất lượng bên trong Nhà trường; đảm bảo tuân thủ các chuẩn giáo
dục đại học. Tăng cường công tác thanh tra, pháp chế. Đẩy mạnh công tác kiểm
định chất lượng giáo dục để đạt chuẩn kiểm định trong nước và Mạng lưới Đảm bảo
chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA).
- Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động khoa học và công
nghệ, tăng cường công bố quốc tế, phục vụ đào tạo và sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, tăng nguồn thu từ hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Duy trì những quan hệ hợp tác quốc tế đã có; tạo cơ chế và điều kiện
thuận lợi để xây dựng quan hệ mới với các trường đại học và tổ chức quốc tế,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
- Tăng cường
và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang, thiết bị;
đảm bảo tính kế hoạch, hiệu quả, minh bạch trong điều hành ngân sách, từng bước thực hiện phương án tự
chủ về tài chính theo quy định.
- Làm tốt công tác quản lý và hỗ trợ, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế
độ, chính sách cho người học; tạo môi trường lành mạnh, an toàn để học sinh,
sinh viên, học viên có điều kiện học tập, rèn luyện, nghiên cứu tốt.
- Đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự
an toàn xã hội trong Nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để nâng cao trình độ lý
luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và người học, tạo sự thống nhất
về tư tưởng, đồng thuận trong hành động góp phần xây dựng và phát
triển Nhà trường.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, phát
triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh; xây dựng phân hiệu của Nhà trường ở khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh và phụ cận; phát triển đội ngũ cán bộ đủ về
số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ
chức đảng và đảng viên; giữ vững và phát huy danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững
mạnh.
- Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà
trường; đẩy mạnh cải cách hành
chính; lãnh
đạo các đoàn thể hoạt động hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ.
- Đổi mới phương
pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo hướng kịp thời, nghiêm minh, có
hiệu lực, hiệu quả.
2.5. Nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển
2.5.1. Các nhiệm vụ trọng tâm
Tiếp
tục đẩy mạnh
xây dựng Đảng
bộ, Nhà trường
và các đoàn
thể trong sạch, vững
mạnh; nâng cao năng
lực lãnh đạo
và sức chiến
đấu của tổ
chức đảng và
đảng viên. Xây
dựng tổ chức
bộ máy của
Nhà trường tinh gọn,
vận hành thông
suốt, hoạt động
hiệu lực, hiệu
quả. Xây dựng
chính sách và
phát triển đội
ngũ cán bộ
đủ về số
lượng, đồng bộ
về cơ cấu,
đạt chuẩn về
chất lượng, chuyên
nghiệp trong công việc.
Đẩy
mạnh cải cách
hành chính, đấu
tranh phòng, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí,
"lợi ích nhóm".
Hoàn thiện hệ
thống quy chế, quy định
của Nhà trường,
tăng cường công tác pháp
chế. Thực hiện
phân công, phân
cấp quản lý
mạnh mẽ gắn
với giao quyền tự
chủ và trách nhiệm
giải trình đối
với các đơn
vị để người
học, cơ quan quản
lý có thẩm
quyền, các bên
liên quan và toàn
xã hội giám
sát hoạt động
và chất lượng.
Đầu
tư phát triển, hoàn
thiện mô hình,
quy trình và các
chương trình đào tạo
đại học và
sau đại học theo tiếp
cận CDIO. Xây dựng
mô hình giáo
dục toàn diện
tiệm cận chuẩn
quốc tế tại
Trường Trung học phổ
thông Chuyên và
Trường Thực hành
Sư phạm. Đẩy
mạnh thực hiện
Đề án nâng
cao chất lượng dạy
và học tiếng
Anh và Chương trình ETEP. Triển
khai và thực hiện tốt chương
trình và sách giáo
khoa giáo dục phổ
thông mới. Nâng
cao chất lượng, hiệu
quả các hoạt
động đào tạo
ngắn hạn, đào
tạo kỹ năng
mềm, kỹ năng
nghề nghiệp cho sinh viên.
Tăng cường và
đa dạng hoá
các hoạt động
hợp tác với doanh nghiệp
nhằm hỗ trợ
người học và
cung ứng các dịch
vụ giáo dục
cho cộng đồng và
xã hội.
Phát triển
hệ thống đảm
bảo chất lượng
bên trong Nhà trường;
đảm bảo tuân
thủ các chuẩn
giáo dục đại
học. Tăng cường
công tác kiểm
định chất lượng
giáo dục để
đạt chuẩn kiểm
định trong nước và
Mạng lưới Đảm
bảo chất lượng
các trường đại
học ASEAN (AUN-QA).
Nâng cao chất
lượng hiệu quả
công tác nghiên
cứu khoa học, tăng
cường công bố
quốc tế. Đầu
tư xây dựng một
số nhóm nghiên
cứu mạnh cấp
quốc gia làm nòng
cốt thúc đẩy
nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ,
đổi mới sáng
tạo phục vụ
trực tiếp cho hoạt
động đào tạo
của Nhà trường,
đáp ứng
yêu cầu phát
triển kinh tế - xã
hội của tỉnh
Nghệ An, khu vực Bắc
Trung Bộ và cả
nước.
Mở
rộng hoạt động
đối ngoại, các
quan hệ hợp tác
quốc tế để
nâng cao chất lượng
đào tạo, nghiên
cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ, thu hút
nguồn lực cho sự
phát triển của
Nhà trường. Thực
hiện tốt nhiệm
vụ an ninh, quốc phòng,
bảo đảm vững
chắc an ninh, trật tự,
an toàn trong Nhà trường.
2.5.2.
Các đột phá
phát triển
- Ưu tiên đầu tư các nguồn lực phát triển
Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ cột của các cơ sở giáo dục đại
học khu vực Bắc Trung Bộ, hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á.
- Tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đủ phẩm
chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông
tin trong công tác quản lý, hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học.
II. Thông qua Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Ban Chấp hành Đảng bộ Trường khóa XXXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
III. Thông qua Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận, góp ý vào
dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ
An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo
luận, góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng. Giao cho Ban Chấp hành Đảng bộ Trường khóa XXXII bổ sung, hoàn chỉnh văn
bản, báo cáo cấp ủy cấp trên.
IV. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Trường khóa XXXII,
nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm 20 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm 3 đại biểu chính
thức và 1 đại biểu dự khuyết. Giao cho Ban Chấp hành Đảng bộ Trường khóa XXXII
hoàn chỉnh hồ sơ bầu cử, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An xem xét, quyết
định chuẩn y.
V. Giao cho Ban
Chấp hành Đảng bộ Trường khóa XXXII căn cứ vào Nghị quyết Đại hội, trên cơ sở
quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, hoàn thiện và ban
hành chương trình hành động, các kế hoạch công tác để triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Vinh lần thứ
XXXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, là mốc đánh dấu quan trọng, chuyển Nhà trường sang
giai đoạn phát triển mới - giai đoạn tự chủ và hội nhập. Đại hội thể hiện ý
chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh
viên, học viên, nghiên cứu sinh Nhà trường trong thời kỳ mới; tiếp tục phát huy
truyền thống của trường đại học anh hùng trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khai thác tốt các lợi
thế, nguồn lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm kỳ
2020 - 2025, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, phát triển
Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ cột của các cơ sở giáo dục đại
học khu vực Bắc Trung Bộ, hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á.
T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH
Đinh Xuân Khoa
Xác nhận chữ ký đồng chí Đinh Xuân Khoa
T/M BAN CHẤP
HÀNH
BÍ
THƯ
Nguyễn Ngọc Hiền
Xem file đính kèm
nghi_quyet_dai_hoi_dang_bo_truong_khoa_xxxii_20202025.pdf