MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỐI VỚI CÁN BỘ TRẺ

 

Nguyễn Thị Hà Giang

         

Học tập lý luận chính trị là một việc làm cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy lý luận của con người. Học tập lý luận chính trị là biện pháp nhằm nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất cán bộ, VI. Lênin từng nói “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”.

Đối với cán bộ Đoàn, cần phải học tập và nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc; các chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn; các nghị quết kết luận của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn; nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp, nghị quyết kết luận chuyên đề của Đoàn cấp tỉnh… bên cạnh việc nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, các giá trị bền vừng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…

Hiện nay, đội ngũ cán bộ trẻ đã có bước phát triển về nhận thức, trình độ, bản thân chính trị và năng lức tư duy, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc; để hoàn thành công việc được giao, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch… Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao; nhiều cán bộ trẻ còn nhận thức chưa đúng đắn, có những biểu hiện ít quan tâm, xem nhẹ, lười học tập, lý luận chính trị. Bên cạnh đó, chương trình chưa có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức dạy - học. Những hạn chế của quá trình đổi mới và phát triển đất nước, ảnh hưởng của các tư tưởng phản động, thù địch, lối sống vật chất… cũng ít nhiều tác động tiêu cực đến nhận thức và tâm lý của một bộ phận cán bộ trẻ.

Trước thực trạng đó, để nâng cao chất lượng việc học tập lý luận chính trị của cán bộ trẻ thì bản thân mỗi người cần tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị. Mỗi cán bộ trẻ phải coi việc học tập lý luận chính trị không chỉ là một nhu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình mà còn là một phương pháp quan trọng nhằm bổ sung, hiểu biết thêm về những kiến thức lý luận chính trị, năng lực và kinh nghiệm công tác, đáp ứng với sự vận động, phát triển của cách mạng trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định, chế độ học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, đồng thời phải xem việc lấy kết quả học tập lý luận chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực, phân loại của cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đổi mới nội dung trong giáo trình theo hướng truyền thụ những nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật những học thuyết đương đại, vận dụng sáng tạo, tăng cường liên hiện thực tiễn. Đổi mới phương pháp, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, hấp dẫn người học, tạo hứng thú tìm tòi, nghiên cứu…

Để công tác giáo dục lý tưởng, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trẻ thành việc làm thường xuyên trong từng suy nghĩ, từng nhịp thở của mỗi đoàn viên, mỗi thanh niên, mỗi người cán bộ trẻ không chỉ cần sự nỗ lực của mỗi người, mà cần sự quan tâm, triển khai từ nhiều phía trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó tổ chức Đoàn giữ vai trò nòng cốt.

Mỗi tổ chức Đoàn cần tăng cường giáo dục chính trị cho thế hệ cán bộ trẻ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, với sự tham gia phối hợp có trách nhiệm của đoàn thể và toàn xã hội. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cán bộ trẻ, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong thanh niên, nhất là ở các địa bàn nhạy cảm. Tham mưu, đề xuất kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc của cán bộ trẻ, tạo ra cầu nối giữa tổ chức và cán bộ trẻ. Tăng cường công tác giáo dục xã hội thông qua các đoàn thể nhân dân, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luận, văn hóa, đạo đức… góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách toàn diện của cán bộ.