ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG UỶ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Nghệ An, ngày 27 tháng 8 năm 2012
*
Số 783-KH/TV
KẾ HOẠCH
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Thực hiện Hướng dẫn số 55-HD/BTGTW ngày 13/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch số 59-KH/TU ngày 20/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Ban Thường vụ Đảng uỷ Trường xây dựng kế hoạch tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 trong toàn Trường như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổng kết nhằm đánh giá quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chỉ rõ kết quả được, những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, những hạn chế, khuyết điểm; nguyên nhân của thành công và hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất các ý kiến đóng góp về chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của các cấp ủy Đảng cho những năm tiếp theo để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
2. Thông qua việc tổng kết, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, học viên về tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên và người học về tiếp tục thực hiện Nghị quyết.
3. Tiến hành đồng thời tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) với sơ kết các chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa; Kết luận số 51-KL/TW (khóa X) của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về văn học, nghệ thuật; Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại... và các chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền cấp trên trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Tiến hành tổng kết nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm tiến độ thời gian; tranh thủ ý kiến rộng rãi của các nhà quản lý, các chuyên gia, trí thức trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và quần chúng để nâng cao chất lượng báo cáo tổng kết.
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
1. Kiểm điểm, đánh giá đúng kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
- Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, bối cảnh tác động đến việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa trên lĩnh vực, địa bàn cấp ủy phụ trách tổng kết.
- Đánh giá việc tổ chức quán triệt, phổ biến nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống ở đơn vị; việc quán triệt thực hiện phương hướng chung; kết quả thực hiện 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và những nhiệm vụ cấp bách; trách nhiệm thực hiện 4 nhóm giải pháp lớn nêu trong nghị quyết và các giải pháp nêu trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hóa của Đảng sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
- Phát hiện những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong xây dựng văn hóa, nhất là ở cơ sở. Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào văn hóa, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
2. Rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong đó, chú trọng việc rút ra các bài học về công tác xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hành động, huy động nguồn nhân lực, phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, về giữ vững bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.
3. Bổ sung nội dung chương trình hành động gắn với việc xác định các nhiệm vụ cụ thể, các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống tinh thần ở cơ sở, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, người học; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
4. Đề xuất các ý kiến, kiến nghị về việc bổ sung, hoàn thiện các quan điểm của Đảng về văn hóa để thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 5 trước yêu cầu mới. Đóng góp các ý kiến, kiến nghị thiết thực với các cấp ủy, chính quyền, có thể bổ sung những giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, xử lý những vấn đề bức xúc trong xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước, của tỉnh cũng như của các địa phương.
III. PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI
Việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) tiến hành ở cấp Trường và các đơn vị trực thuộc. Lộ trình thực hiện như sau:
- Tháng 8/2012, Ban Tuyên giáo Đảng ủy xây dựng Dự thảo Kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trình Ban Thường vụ Đảng ủy.
- Tháng 9/2012, Ban Tuyên giáo Đảng ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy thành lập Ban Chỉ đạo cấp Trường và bộ phận giúp việc để triển khai kế hoạch tổng kết.
- Tháng 10, 11/2012: tổ chức hội nghị tổng kết ở cấp Trường và các đơn vị trực thuộc. Hoàn thành báo cáo tổng kết gửi Tỉnh ủy.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tuyên giáo Đảng ủy
- Giúp Ban Thường vụ Đảng uỷ hướng dẫn các đơn vị tiến hành tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); phối hợp với Văn phòng Đảng ủy, phòng Hành chính tổng hợp xây dựng báo cáo tổng kết của Đảng ủy, tham mưu giúp Đảng ủy chuẩn bị cho hội nghị tổng kết trong tháng 11/2012.
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy để kiểm tra, giám sát việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả triển khai ở các đơn vị báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy.
2. Ban Tổ chức Đảng ủy chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Văn phòng Đảng ủy làm tốt công tác thi đua khen thưởng để chọn ra các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
3. Văn phòng Đảng ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Đảng ủy, phòng Hành chính tổng hợp tham mưu triệu tập, tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và các điều kiện khác phục vụ hội nghị tổng kết ở cấp Trường.
4. Ban Biên tập website Trường mở chuyên trang, chuyên mục, có nhiều tin, bài tuyên truyền phản ánh những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong xây dựng văn hóa cơ sở.
Để việc tổ chức và tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có hiệu quả và đúng thời gian, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền sớm triển khai thực hiện, báo cáo tổng kết gửi về Ban Thường vụ Đảng ủy Trường trước ngày 15/11/2012.
Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ
- Tỉnh ủy Nghệ An, PHÓ BÍ THƯ
- Các ban của Đảng ủy,
- Các đảng bộ bộ phận, các chi bộ,
- Các đơn vị, các đoàn thể,
- Lưu Văn phòng Đảng ủy.
Phạm Minh Hùng
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
(kèm theo Kế hoạch số 783-KH/TV ngày 27/8/2012
của Ban Thường vụ Đảng ủy Trường)
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA VIII)
I. BỐI CẢNH CHUNG
Đánh giá khái quát tình hình của đơn vị; bối cảnh tác động đến việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đơn vị.
II. QUÁ TRÌNH QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức học tập, quán triệt việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.
- Công tác tuyên truyền làm cho Nghị quyết đi sâu vào cuộc sống; thông qua việc quán triệt, nhận thức của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên và học sinh, sinh viên, học viên được nâng lên như thế nào.
- Đánh giá việc chỉ đạo của cấp ủy trong việc xây dựng Chương trình hành động, các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết. Hằng năm có kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết không.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1. Đánh giá kết quả thực hiện những nội dung nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
1.1. Những ưu điểm
- Đánh giá kết quả đạt được trong việc triển khai, thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể được xác định trong Nghị quyết: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật (kết quả hoạt động, sáng tác, biểu diễn ở các lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, mỹ thuật... gắn kiểm điểm với việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về phát triển văn học nghệ thuật); bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ (Trung ương đã có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về vấn đề này, nên chỉ đánh giá những nhận định cơ bản trong phạm vi là một nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 về văn hóa; phát triển đi đôi với quản lý hệ thống thông tin đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc; chính sách văn hóa đối với tôn giáo; việc mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa; xây dựng và hoàn thiện thể chế và chính sách văn hóa.
- Trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá 4 nhóm giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hóa đã nêu trong Nghị quyết, chú ý đến những vấn đề sau:
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với văn hóa (nhận thức vai trò của văn hóa, phát huy nhân tố con người; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các tổ chức sáng tạo văn hóa, văn nghệ); lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời; quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
+ Xây dựng, ban hành các văn bản về văn hóa. Làm rõ kết quả thực hiện đảm bảo cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động; chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người, sức của để xây dựng và phát triển văn hóa…
+ Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa (tỷ trọng chi kinh phí cho văn hóa như thế nào? Việc đầu tư, kiện toàn cơ sở vật chất, giáo trình, đội ngũ cán bộ cho việc đào tạo cán bộ văn hóa, văn học nghệ thuật...).
+ Việc chỉ đạo thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Việc đấu tranh chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, lai căng; đấu tranh chống quan điểm sai trái trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
+ Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về văn hóa.
- Việc xây dựng những cơ chế, chính sách về văn hóa.
- Việc đầu tư cho văn hóa.
- Việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
- Việc đấu tranh chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, lai căng.
- Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
1.3. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân thành công:
+ Nguyên nhân khách quan: Sự quan tâm của Đảng, Đảng ủy, Ban giám hiệu về đường lối, chính sách về văn hóa; sự đầu tư của Nhà nước, Nhà trường cho văn hóa…
+ Nguyên nhân chủ quan: Lãnh đạo, chỉ đạo; nhận thức của cấp ủy, đơn vị, cán bộ, đảng viên… Việc thể chế hóa, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp trong lĩnh vực văn hóa…
- Nguyên nhân hạn chế:
+ Nguyên nhân khách quan: Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; sự phá hoại của các thế lực thù địch; tác động của sản phẩm văn hóa độc hại. Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước cho văn hóa…
+ Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của cấp ủy về vai trò, vị thế…của văn hóa; bất cập về đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa; sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống…
2. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai Nghị quyết
- Về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, tổ chức thực hiện của chính quyền.
- Vai trò tham mưu của ngành văn hóa; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể.
- Tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng những mô hình, điển hình để rút kinh nghiệm, áp dụng; kết hợp giữa “xây” và “chống” trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Phần thứ hai
GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA VIII) TRONG THỜI GIAN TỚI
Với những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, trên cơ sở 4 nhóm giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hóa được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); căn cứ tình hình thực tiễn, mỗi đơn vị xác định các nhóm giải pháp chính, trong đó xác định giải pháp mang tính chất đột phá. Những mô hình sau 15 năm triển khai Nghị quyết cần được nhân rộng…
Phần thứ ba
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Tiếp tục triển khai Nghị quyết (gắn với thực tiễn hiện nay).
- Đề xuất gì với cấp ủy, chính quyền cấp trên cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo như thế nào?