ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG UỶ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
* TP. Vinh, ngày 25 tháng 04 năm 2016
Số 08-HD/ĐU
HƯỚNG DẪN
Chia tách, sáp nhập bộ môn và thực hiện quy trình
bổ nhiệm trưởng bộ môn, phó trưởng bộ môn
Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học và Quyết định
số 377/QĐ-ĐHV ngày 10/04/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ban hành Quy
định về tổ chức và hoạt động của bộ môn, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường hướng dẫn
cấp ủy, tập thể lãnh đạo các khoa đào tạo trực thuộc Trường tổ chức chia tách,
sáp nhập và thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ
môn như sau:
1. Yêu cầu
và điều kiện chia tách, sáp nhập và thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng
bộ môn và Phó Trưởng bộ môn
1.1. Về sáp nhập bộ môn
- Tính đến ngày 01/05/2016, nếu bộ môn nào
không có có đủ 05 giảng viên cơ hữu đúng ngành, chuyên ngành hoặc không có
giảng viên có học vị tiến sĩ thì tạm thời phải sáp nhập vào bộ môn có chuyên
môn gần nhất.
- Sau khi sáp nhập thì
người đang giữ chức vụ Trưởng bộ môn của bộ môn phải sáp nhập sẽ được đề nghị
xem xét bổ nhiệm làm Phó Trưởng bộ môn của bộ môn được sáp nhập nếu có đầy đủ
điều kiện, tiêu chuẩn được quy định tại khoản 2, điều 8 của Quy định về tổ chức
và hoạt động của bộ môn ban hành kèm theo Quyết định số 377/QĐ-ĐHV ngày
10/04/2016 của Hiệu trưởng Nhà trường.
1.2. Về chia tách bộ môn
Từ thực tế công tác đào
tạo và nhu cầu của Nhà trường là cần thiết, nếu một bộ môn quản lý nhiều ngành,
chuyên ngành đào tạo và có số giảng viên cơ hữu từ 10 người trở lên (trong đó
có ít nhất 04 giảng viên có học vị tiến sĩ) thì có thể đề nghị chia tách bộ môn
theo quy định tại khoản 3, điều 5 của Quyết định số 377/QĐ-ĐHV ngày 10/04/2016
của Hiệu trưởng Nhà trường. Mỗi bộ môn sau khi chia tách phải đảm bảo số giảng
viên cơ hữu từ 05 người trở lên, trong đó có ít nhất là 02 giảng viên có học vị
tiến sĩ.
1.3. Về bổ nhiệm Trưởng
bộ môn
Trưởng bộ môn phải có học
vị tiến sĩ đúng ngành, chuyên ngành hoặc ngành, chuyên ngành gần của bộ môn phụ
trách.
- Nếu Trưởng bộ môn không
có học vị tiến sĩ thì đề nghị điều động giảng viên có học vị tiến sĩ ở các bộ
môn khác có chuyên môn gần trực thuộc khoa làm Trưởng bộ môn.
- Nếu các bộ môn trực
thuộc khoa không có giảng viên có học vị tiến sĩ thì có thể đề nghị Trưởng khoa
hoặc Phó Trưởng khoa (có học vị tiến sĩ) kiêm giữ chức vụ Trưởng bộ môn và
người đang giữ chức vụ Trưởng bộ môn của bộ môn này sẽ được đề nghị xem xét bổ
nhiệm làm Phó Trưởng bộ môn. Lưu ý: Trưởng khoa hoặc Phó Trưởng khoa (có học vị
tiến sĩ) chỉ được kiêm giữ chức vụ Trưởng bộ môn của 01 bộ môn. Thời gian kiêm
nhiệm tối đa không quá 04 năm.
1.4. Về bổ nhiệm Phó
Trưởng bộ môn
Các bộ môn có thể đề xuất
bổ nhiệm 01 Phó Trưởng bộ môn khi có 01 trong 03 điều kiện sau đây:
- Bộ môn có từ 10 giảng
viên cơ hữu trở lên.
-
Trưởng bộ môn do đồng chí Trưởng khoa hoặc Phó Trưởng khoa đang kiêm nhiệm.
- Bộ
môn chưa có giảng viên nào đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng bộ môn.
1.5. Một số trường hợp
đặc thù
-
Đối với Khoa Sư phạm Ngoại ngữ: áp dụng điều kiện sáp nhập bộ môn nêu trên kể
từ tháng 01/09/2018. Nếu bộ môn nào không có có đủ 05 giảng viên cơ hữu đúng
ngành, chuyên ngành thì tạm thời phải sáp nhập vào bộ môn có chuyên môn gần
nhất.
- Đối với Khoa Giáo dục quốc
phòng: không áp dụng điều kiện chia tách, sáp nhập bộ môn, bổ nhiệm Trưởng bộ
môn nêu trên. Nếu bộ môn nào không có có đủ 05 giảng viên cơ hữu đúng ngành,
chuyên ngành thì tạm thời phải sáp nhập vào bộ môn có chuyên môn gần nhất.
II. Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn khoa (có sự tham
dự và chỉ đạo của đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, thành viên Ban Giám
hiệu phụ trách và Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Trưởng phòng Đào tạo)
Các khoa tổ chức hội nghị để cho
ý kiến về việc chia tách, sáp nhập và thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng
bộ môn và Phó Trưởng bộ môn.
- Thành phần tham dự:
+ Đối với các khoa có đảng bộ bộ
phận: Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận; Ban Chấp hành chi bộ cán bộ; Trưởng khoa,
Phó Trưởng khoa; các Trưởng bộ môn; Chủ tịch Công đoàn bộ phận; các đồng chí: Ủy
viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường phụ trách đảng bộ bộ phận, chi bộ; thành viên
Ban Giám hiệu Nhà trường phụ trách khoa; Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ và Trưởng
phòng Đào tạo.
+ Đối với các khoa có chi bộ độc
lập: Ban Chấp hành Chi bộ; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa; các Trưởng bộ môn; Chủ
tịch Công đoàn bộ phận; các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường phụ
trách đảng bộ bộ phận, chi bộ; thành viên Ban Giám hiệu Nhà trường phụ trách
khoa; Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ và Trưởng phòng Đào tạo.
+ Đối với các khoa có chi bộ
ghép: Ban Chấp hành Chi bộ; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa; các Trưởng bộ môn; Chủ
tịch Công đoàn bộ phận; các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường phụ
trách đảng bộ bộ phận, chi bộ; thành viên Ban Giám hiệu Nhà trường phụ trách
khoa; Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ và Trưởng phòng Đào tạo.
- Nội dung hội nghị:
+ Quán triệt nội dung Quyết
định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Điều lệ trường đại học (phần liên quan đến bộ môn và trưởng, phó bộ môn); Quyết
định số 377/QĐ-ĐHV ngày 10/04/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ban hành
Quy định về tổ chức và hoạt động của bộ môn và Hướng dẫn này của Ban Thường vụ
Đảng ủy Trường.
+ Nghe Báo cáo về thực trạng
công tác tổ chức và cán bộ của các bộ môn trực thuộc khoa. Lưu ý: Báo cáo do
Phòng Đào tạo và Phòng Tổ chức Cán bộ chuẩn bị, các khoa phối hợp cung cấp số
liệu. Báo cáo cần gửi trước cho các thành viên tham dự hội nghị ít nhất là 1
ngày.
+ Thảo luận, đề xuất
phương án chia tách, sáp nhập bộ môn và đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn và Phó Trưởng
bộ môn theo quy định của Nhà trường.
2. Xây dựng Đề án chia tách, sáp nhập và thực hiện quy trình
đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn
- Sau hội nghị cán bộ chủ chốt
toàn khoa, cấp ủy và Ban chủ nhiệm các khoa xây dựng Đề án chia tách, sáp nhập
và quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn. Trong đó nêu
rõ các phương án chia tách, sáp nhập bộ môn và quy trình đề nghị bổ nhiệm
Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn (nếu có).
- Sau khi xây dựng xong Đề án
chia tách, sáp nhập và quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn, Phó Trưởng bộ
môn, các khoa lập Tờ trình kèm theo Đề án gửi xin ý kiến của thành viên Ban
Thường vụ Đảng ủy và thành viên Ban Giám hiệu Nhà trường phụ trách đơn vị. Sau
khi có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo phụ trách đơn vị, các khoa hoàn thiện Tờ
trình và Đề án gửi cho Ban Thường vụ Đảng ủy Trường (qua Văn phòng Đảng ủy) và
Ban Giám hiệu Nhà trường (qua Phòng Tổ chức Cán bộ). Lưu ý: Trong tờ trình cần
ghi rõ bộ môn nào chia tách, sáp nhập hoặc giữ nguyên; bộ môn nào cần bổ nhiệm
các chức danh Trưởng, Phó Trưởng bộ môn.
3. Thẩm định Đề án chia tách, sáp nhập và thực hiện quy
trình đề nghị bổ nhiệm trưởng bộ môn và phó trưởng bộ môn
Sau khi nhận được Tờ
trình kèm theo Đề án chia tách, sáp nhập và quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng
bộ môn và Phó Trưởng bộ môn do các khoa đào tạo gửi, Ban Tổ chức Đảng ủy Trường
chủ trì và phối hợp với Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Đào tạo, Văn phòng Đảng ủy
tiến hành xem xét tờ trình và thẩm định Đề án để trình Ban Thường vụ Đảng ủy
Trường xem xét, phê duyệt.
4. Thực hiện quy trình chia tách, sáp nhập và đề nghị bổ
nhiệm trưởng bộ môn và phó trưởng bộ môn
- Ban Thường vụ Đảng ủy
Trường tổ chức hội nghị để thẩm định và cho ý kiến về Đề án chia tách, sáp nhập
và quy trình đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn do các khoa
đào tạo.
- Sau khi có Kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy
Trường, Văn phòng Đảng ủy và Phòng Tổ chức cán bộ hướng dẫn các khoa thực hiện
quy trình chia tách, sáp nhập và đề nghị bổ nhiệm Trưởng bộ môn, Phó Trưởng bộ
môn (nếu có) theo quy định.
Nhận được Hướng dẫn này đề nghị cấp ủy, Ban chủ nhiệm các
khoa đào tạo quán triệt và tổ chức thực hiện trước ngày 10/05/2016.
Nơi nhận:
|
T/M BAN THƯỜNG VỤ
|
- Ban Giám hiệu Nhà trường;
|
BÍ THƯ
|
- Đảng uỷ, các ban của
Đảng uỷ;
|
|
- Các tổ chức đảng,
đơn vị trực thuộc Trường;
|
|
- Lưu Văn phòng Đảng
uỷ.
|
|
|
|
|
Đinh Xuân Khoa
|