Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ các cấp, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ đảng thực hiện tốt một số nội dung sau:

I. Yêu cầu

1 - Quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Chỉ thị 36-CT/TW, các hướng dẫn của Trung ương và của cấp ủy cấp trên trực tiếp về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng với tinh thần nghiêm túc, đúng nội dung, đủ thành phần và đảm bảo tiến độ.

2 - Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội, các cấp uỷ phải lãnh đạo thực hiện tốt nghị quyết đại hội đảng bộ cấp trên và của cấp mình; đồng thời lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng và việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Làm tốt công tác tư tưởng trong đảng bộ, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015. Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng, bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.

3- Công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 cần tiến hành đúng quy định của Đảng; nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ, đồng thời chú trọng phát hiện, giới thiệu bầu vào cấp ủy những nhân tố mới có đức, có tài, có triển vọng phát triển, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 phải bảo đảm chất lượng, tính kế thừa, phát triển, có số lượng, cơ cấu hợp lý để lãnh đạo toàn diện. Đồng thời phải gắn nhân sự lãnh đạo cấp ủy với các chức danh chủ chốt của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021.

II - Nội dung

Thực hiện theo Chỉ thị 36-CT/TW và các hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lưu ý một số nội dung trọng tâm:

1- Nội dung và thời gian tổ chức đại hội các cấp

- Đại hội đảng bộ các cấp phải thực hiện tốt 4 nội dung: Tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ qua, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của đảng bộ trong nhiệm kỳ tới; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện đại hội XII của Đảng, văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp theo hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên; bầu ban chấp hành đảng bộ (bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đối với đơn vị thí điểm); bầu đại biểu dự đại hội đảng,bộ cấp trên.

Đại hội chi bộ trực thuộc cơ sở không quá 1 ngày; bắt đầu từ tháng 01/2015, hoàn thành trong tháng 3/2015.Đại hội đảng viên hoặc đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở không quá 2 ngày; bắt đầu từ tháng 4/2015, hoàn thành trong tháng 6/2015. Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện và tương đương không quá 3 ngày, bắt đầu từ tháng 6/2015, hoàn thành trong tháng 8/2015. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XVIII dự kiến tiến hành trong tháng 10/2015.

- Thời gian tổ chức đại hội điểm đối với đảng bộ cơ sở tiến hành trong tháng 3/2015; đối với cấp trên cơ sở tiến hành trong tháng 5/2015.

2- Chuẩn bị văn kiện đại hội và tổ chúc thảo luận, góp ý vào các dự thảo văn kiện, nhất là nghị quyết đại hội.

- Căn cứ hướng dẫn của Trung ương và của cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng phải chuẩn bị các dự thảo văn hiện của đại hội gồm hai báo cáo chủ yếu:

Báo cáo chính trị của đảng bộ và Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy trong nhiệm kỳ; tổ chức thảo luận dự thảo báo cáo chính trị của cấp mình, đồng thời đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội XII của Đảng và dự thảo văn kiện của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Trên cơ sở báo cáo chính trị, cấp uỷ xây dựng dự thảo nghị quyết đại hội gồm những nội dung cơ bản quan trọng của báo cáo chính trị để cán bộ, đảng viên góp ý và đại hội thảo luận, quyết định.

- Tổ chức công bố những nội dung cơ bản của các dự thảo văn kiện đại hội cấp mình một cách rộng rãi và phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị để lấy ý kiến đóng góp của các tầng lóp nhân dân.

3- Về công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.

- Công tác nhân sự cấp uỷ phải tiến hành theo đúng nguyên tắc, quy trình, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể cấp uỷ và cán bộ, đảng viên; công tâm, khách quan trong lựa chọn, giới thiệu nhân sự, chống tư tưởng cá nhân, cục bộ, thiếu tính xây dựng. hoặc nể nang, né tránh, ngại va chạm. Nghiêm cấm các biểu hiện vận động bè phái, chia rẽ. mất đoàn kết, thực hiện không đúng quy định về những điều đảng viên không được làm trong chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.

- Thực hiện các chủ trương sau:

+ Bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương trở lên không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một địa phương, đơn vị; đồng thời phấn đấu thực hiện chủ trương này ở cấp xã (thời gian tính giữ chức vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp là 8 năm).

+ Mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp (nếu đồng chí bí thư cấp ủy không đủ tuổi tái cử chức danh chủ tịch HĐND thì có thể xem xét bố trí đồng chí phó bí thư thường trực hoặc một đồng chí ủy viên ban thường vụ kế cận đảm nhiệm chức vụ chủ tịch - HĐND nhiệm kỳ 2016-2021); bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện.

+ Phấn đấu bố trí chức danh bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND, chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế không là người địa phương.

- Các đồng chí không đủ tuổi tái cử cấp ủy-nhiệm kỳ 2015-2020 thì thôi đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo UBND nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các chức danh lãnh đạo cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội mà ở đó có cơ cấu cấp ủy. Riêng đối với các chức danh lãnh đạo HĐND, nếu có nhân sự thay thế là đại biểu HĐND thì thực hiện ngay việc thay thế; trường hợp nhân sự được chuẩn bị thay thế chưa phải là đại biểu HĐND thì có thể để đồng chí đương nhiệm tiếp tục công tác đến hết nhiệm kỳ HĐND 2011 - 2016.

- Các đồng chí đang đảm nhiệm chức danh chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2011 -2016 độ tuổi tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2015 -2020 nhưng không đủ tuổi tái cử HĐND nhiệm kỳ 2016-2021, nếu vẫn tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 thì tiếp tục đảm nhiệm chức danh chủ tịch HĐND cho đến hết nhiệm kỳ 2011-2016; đồng thời bố trí nhân sự kế cận đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2016-2021.

- Các đồng chí đang đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo UBND nhiệm kỳ 2011-2016 đủ tuổi tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 nhưng không đủ tuổi tái cử HĐND (hoặc các chức danh do HĐND bầu) nhiệm kỳ 2016-2021, nếu vẫn tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 thì cần xem xét bố trí công tác khác phù hợp. Nếu tiếp tục đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo UBND đến hết nhiệm kỳ 2011 – 2016, sau đó bố trí công tác khác phù hợp; nếu không bố trí được thì nghỉ công tác chờ giải quyết chế độ.

- Các huyện, thành, thị ủy khi báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) về nhân sự bí thư, phó bí thư cấp ủy thì đồng thời phải báo cáo về nhân sự dự kiến giới thiệu ứng cử chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện, thành, thị nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.

3.1- Về tiêu chuẩn cấp uỷ viên:

Việc lựa chọn để giới thiệu nhân sự và bầu vào cấp uỷ khoá mới phải đảm bảo tiêu chuẩn cấp uỷ viên được quy định trong Chỉ thị số 36-CT/TW, Hướng dẫn 26-HD/BTCTW và căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt.

- Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, các cấp uỷ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với từng đối tượng, từng chức danh cán bộ trong từng loại hình tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị, sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3.2- Độ tuổi cấp uỷ viên và  cấu của cấp uỷ:

Các đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ nói chung phải đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng trọn 1 nhiệm kỳ. Những đồng chí được giới thiệu tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 nói chung phải đủ tuổi công tác trọn 1 nhiệm kỳ, ít nhất phải còn đủ tuổi công tác từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên. Cụ thể:

+ Đối với cấp tỉnh: Tuổi tái cử: nam sinh từ tháng 3/1958, nữ sinh từ tháng 3/1963 trở lại đây. Riêng các đồng chí có dự kiến giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021: nam sinh từ tháng 9/1958, nữ sinh từ tháng 9/1963 trở lại đây.

+ Đối với cấp huyện và tương đương. Tuổi tái cử: nam sinh từ tháng 12/1957, nữ sinh từ tháng 12/1962 trở lại đây. Riêng các đồng chí có dự kiến giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo HĐND, UBND huyện, thành, thị nhiệm kỳ 2016-2021: nam sinh từ tháng 9/1958, nữ sinh từ tháng 9/1963  trở lại đây.

+ Đối với cấp xã và tương đương: Tuổi tái cử của cán bộ, công chức (trừ các trường hợp là người hoạt động không chuyên trách, cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ , . . . đang công tác ở xã, phường, thị trấn): nam sinh từ tháng 10/1957) nữ sinh từ tháng 10/1962 trở lại đây. Riêng các đồng chí có dự kiến giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo HĐND, UBND xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016-2021: nam sinh từ tháng 9/1958, nữ sinh từ tháng 9/1963 trở lại đây.

+ Đối với lực lượng vũ trang: Các đồng chí tham gia cấp ủy địa phương thực hiện theo quy định chung về độ tuổi tham gia cấp ủy các cấp; các đồng chí tham gia cấp ủy trong đảng bộ Quân sự, Công an, Cảnh sát PCCC thực hiện theo hướng dẫn của Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương.

- Các cấp ủy cần có cơ cấu hợp lý để lãnh đạo toàn diện nhiệm vụ chính trị. Kết hợp việc chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển từ nơi khác đến. Không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp uỷ.

- Giới thiệu và bầu vào ban thường vụ huyện, thành, thị uỷ khóa mới phải theo hướng phân công đảm nhiệm các nhiệm vụ: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch và 1 -2 phó chủ tịch ủy ban nhân dân; chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, trưởng các ban tổ chức, tuyên giáo, dân vận của cấp uỷ; người đứng đầu các cơ quan công an, quân sự; có thể cơ cấu chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, người đứng đầu cấp uỷ một số địa bàn, lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của cấp uỷ.

- Cơ cấu ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ được vận dụng cho phù hợp với đặc điểm của từng đảng bộ. Riêng Đảng bộ Trường Đại học Vinh được vận dụng một số chỉ tiêu về cơ cấu, độ tuổi, số lượng cấp ủy, số lượng đại biểu dự đại hội gần với cấp trên cơ sở.

- Đối với các xã, phường, thị trấn hướng cơ cấu ban thường vụ đảm nhiệm các nhiệm vụ: Bí thư, phó bí thư (hoặc thường trực đảng uỷ), phó bí thư chủ tịch UBND; nếu ban thường vụ 5 đồng chí thì bố trí 2 phó bí thư, đồng thời cơ cấu thêm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và 01 phó chủ tịch UBND hoặc phó chủ tịch HĐND.

- Để bảo đảm tính kế thừa và phát triển, cấp uỷ cấp trên cơ sở đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp uỷ viên so với đầu nhiệm kỳ 2010-2015 và phấn đấu đạt chỉ tiêu này đối với cấp cơ sở; trường hợp số lượg cấp ủy viên đủ tuổi tái cử cao hơn thì việc lựa chọn cấp ủy viên tái cử trước hết phải căn cứ vào trình độ, năng-lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, nhu cầu bố trí cấp ủy viên và sụ tín nhiệm đối với cán bộ (có thể lựa chọn nhân sự thông qua phiếu tín nhiệm từ cao đến thấp của ban chấp hành đảng bộ); cần có 3 độ tuổi trong cấp uỷ và thường vụ cấp uỷ; phấn đấu đạt tỷ lệ cấp uỷ viên là nữ không dưới 15%, trong đó phải có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp huyện và phấn đấu có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp xã; cấp uỷ viên trẻ tuổi (dưới 40 tuổi đối với cấp tỉnh, 35 tuổi đối với cấp huyện và cấp cơ sở) không dưới 10%; tỷ lệ cấp uỷ viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đơn vị.

- Trong đại hội nhiệm kỳ 2015-2020, nơi nào chưa chuẩn bị đủ cơ cấu theo quy định nêu trên, nếu được ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì tiến hành bầu cử cấp ủy với số lượng ít hơn, số còn lại sẽ bổ sung trong nhiệm kỳ, bảo đảm đạt chỉ tiêu cơ cấu theo quy định.

3.3- Số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ và phó bí thư cấp uỷ:

Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh không quá 69 đồng chí; số ủy viên Ban Thường vụ không quá 17 đồng chí (chưa tính các đồng chí cán bộ do trung ương luân chuyển về tham gia cấp ủy, ban thường vụ, phó bí thư Tỉnh ủy).

- Đối với các đảng bộ huyện, thành, thị:

+ Đảng bộ thành phố Vinh có số lượng cấp ủy viên không quá 43 đồng chí, số uỷ viên ban thường vụ không quá 13 đồng chí.

+ Các đảng bộ huyện: Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc có số lượng cấp ủy viên không quá 41 đồng chí, số uỷ viên ban thường vụ từ 11 - 13 đồng chí.

+ Các đảng bộ còn lại có số lượng cấp ủy viên từ 33-39 đồng chí, số uỷ viên ban thường vụ không quá 11 đồng chí.

+ Số lượng phó bí thư 02 đồng chí.

+ Số cán bộ được tăng thêm để luân chuyển, đào tạo theo quy hoạch của tỉnh (làm phó bí thư phụ trách cơ sở hoặc cấp ủy làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện) không tính vào số lượng cấp uỷ viên, ủy viên thường vụ và phó bí thư cấp uỷ nêu tại Chỉ thị 36-CT/TW và Thông tri này; việc giới thiệu và bầu cử đối với số cán bộ được tăng thêm vẫn thực hiện theo quy định chung.

- Đối với các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy:

+ Các đảng bộ Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát PCCC thực hiện theo hướng dẫn của Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương.

+ Các đảng bộ khối Các cơ quan tỉnh, khối Doanh nghiệp tỉnh: Số cấp uỷ viên từ 25 - 31 đồng chí, uỷ viên thường vụ 7 - 9 đồng chí.

+ Đảng bộ Trường Đại học Vinh: số cấp uỷ viên không quá 21 đồng chí, uỷ viên thường vụ không quá 7 đồng chí.

+ Đảng bộ Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh: số cấp uỷ viên không quá 15 đồng chí, uỷ viên thường vụ không quá 5 đồng chí.

+ Số lượng phó bí thư 1 - 2 đồng chí.

+ Đối với cấp uỷ cơ sở:

+ Đảng bộ các xã, phường, thị trấn: Số cấp ủy viên không quá 15 đồng chí; uỷ viên thường vụ không quá 5 đồng chí, phó bí thư 1 - 2 đồng chí. Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy căn cứ số lượng chi bộ trực thuộc, số lượng đảng viên và địa bàn, lĩnh vực quan trọng của cơ sở để xem xét, quyết định số lượng cấp ủy viên và số lượng ủy viên ban thường vụ các xã, phường, thị trấn một cách phù hợp.

+ Số lượng cấp uỷ viên của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng khác thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; những đảng bộ có trên 200 đảng viên thì được bầu 11 - 15 đồng chí cấp ủy, uỷ viên ban thường vụ 3 - 5 đồng chí, phó bí thư 1 đồng chí.

+ Số cán bộ sĩ quan biên phòng tăng cường về làm phó bí thư đảng ủy xã và trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND theo Đề án "600 phó chủ tịch UBND xã" của Bộ Nội vụ không tính vào số lượng cấp uỷ viên, ủy viên thường vụ và phó bí thư cấp uỷ nêu tại Chỉ thị 36 -CT/TW và Thông tri này.

3.4- Thực hiện bầu cử có số dư và đại hội giới thiệu bí thư cấp uỷ.

Việc bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, các chức danh lãnh đạo cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014   của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng và Hướng dẫn của Ban Tổ chức trung ương vê thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng.

- Đại hội các cấp thực hiện việc giới thiệu bí thư cấp ủy trong số các đồng chí trúng cử vào ban chấp hành đảng bộ.

- Trong trường hợp có trên 50% số đại biểu đại hội giới thiệu nhân sự bí thư cấp ủy khác với phương án nhân sự đã được ban thường vụ cấp trên trực tiếp thông qua hoặc nhân sự bí thư, phó bí thư cấp ủy đã được ban thường vụ cấp trên trực tiếp thông qua nhưng không trúng vào cấp ủy, thì trước khi họp để bầu các chức danh lãnh đạo, cấp ủy phải báo cáo bằng văn bản, xin lại ý kiến cửa ban thường vụ cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định.

4- Số lượng đại biểu dự đại hội và việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải căn cứ vào Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên. Cấp uỷ triệu tập đại hội căn cứ vào số lượng tổ chức đảng, số lượng đảng viên và vị trí quan trọng của từng đảng bộ trực thuộc để phân bố đại biểu tham dự đại hội.

- Đảng bộ cấp cơ sở nói chung tiến hành đại hội đảng viên. Các đảng bộ có từ 150 đến 200 đảng viên, có khó khăn về điều kiện tổ chức đại hội đảng viên, nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì tổ chức đại hội đại biểu nhưng số lượng đại biểu không ít hơn 2/3 so với tổng số đảng viên của đảng bộ. Các đảng bộ có từ 200 đảng viên trở lên tiến hành đại hội đại biểu. Số lượng đại biểu triệu tập dự đại hội cơ sở (cả đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu và đại biểu chỉ định) từ 130 - 200 đại biểu.

- Đảng bộ cấp trên cơ sở. Có số lượng đại biểu chính thức tham dự đại hội không quá 300 đại biểu.

- Đại hội đảng bộ được bầu một số đại biểu dự khuyết dự đại hội đại biểu cấp trên để thay thế khi có đại biểu chính thức vắng một trong suốt thời gian đại hội cấp trên. Số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội mỗi cấp quyết định.

5- Báo cáo kết quả chuẩn bị đại hội lên ban thương vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp

- Ban thường vụ cấp uỷ hoặc ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ cấp ủy) phải báo cáo việc chuẩn bị văn kiện, phương án chuẩn bị nhân sự với ban thương vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp và khi được cấp trên trực tiếp đồng ý mới tiến hành đại hội. Về đề án nhân sự cấp ủy, yêu cầu đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu và độ tuổi.

- Khi duyệt nhân sự của cấp ủy cấp dưới, ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng thời xem xét, cho ý kiến về nhân sự lãnh đạo HĐND, UBND cấp dưới và nhân sự lãnh đạo tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp trên.

- Thời gian báo cáo: Thực hiện theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

6- Một số nhiệm vụ thực hiện ngay sau đại hội

Các cấp uỷ tổ chức rút kinh nghiệm về công tác tổ chức đại hội; thực hiện chế độ, chính sách đối với những đông chí cấp uỷ viên không tái cử khoá mới theo Chỉ thị số 36- CT/TW, kết luận của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013), Hướng dẫn 26-HD/BTCTW, Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vào cấp uỷ Quốc hội, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Cấp uỷ khoá mới báo cáo cấp uỷ cấp trên chuẩn y cấp uỷ, các chức danh lãnh đạo cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra; phân công công tác cho cấp uỷ viên khoá mới; xây dựng quy chế làm việc của cấp uỷ; kịp thời, chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.

III - Tổ chức thực hiện.

1- Các cấp uỷ tổ chức quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW, Hướng dẫn 26-HD/BTCTW và Thông tri này; đồng thời có hướng dẫn, xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức, thực hiện nghiêm túc, chất lượng, đúng tiến độ. Lập các tiểu ban gồm: tiểu ban văn kiện, tiểu ban nhân sự, tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban phục vụ để giúp việc chuẩn bị và tổ chức đại hội. Phân công ủy viên thường vụ, cấp uỷ viên phụ trách chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc, hướng dẫn, kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội của cấp uỷ cấp dưới.

2- Mỗi huyện, thành, thị đảng uỷ trực thuộc chọn 3 – 5 cơ sở; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chọn đảng bộ huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳnh Lưu và Đảng bộ Quân sự tỉnh (phối hợp với Đảng ủy Quân khu IV) làm điểm chỉ đạo đại hội; tập trung chỉ đạo các đảng bộ có vấn đề khó khăn, các đảng bộ cơ sở thí điểm đại hội trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư.

3- Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp xây dựng kế hoạch, lịch trình cụ thể để nghe ban thường vụ cấp uỷ cấp dưới báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo bằng văn bản về dự thảo văn kiện, phương án nhân sự, kế hoạch đại hội của cấp uỷ cấp dưới. Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc phải trao đổi, thống nhất với Ban Tổ chức Tỉnh ủy về đề án nhân sự đại hội trước khi thông qua Ban Thường vụ tỉnh ủy.

4- Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các ban và Văn phòng Tỉnh uỷ theo chức năng của mình hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp; tổng hợp, báo cáo về Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

5- Ban Thường vụ các huyện, thành, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc cụ thể hóa Thông tri này và hướng dẫn của các ban Tỉnh ủy, có hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc về đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Thông tri này phổ biến đến chi bộ để thực hiện.

T/M Ban Thường vụ

Bí thư

 

Hồ Đức Phớc